Kết quả tìm kiếm cho "CHƯƠNG TRÌNH OCOP"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 1262
Đến với “Phiên chợ quảng bá sản phẩm OCOP đến vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh An Giang”, bạn sẽ được thoải mái trải nghiệm, mua sắm những sản phẩm OCOP, những đặc sản kết tinh từ truyền thống và sự sáng tạo của chủ thể. Ngoài ra, còn có các chương trình khuyến mãi của các doanh nghiệp, nhiều chương trình gameshow, văn nghệ diễn ra hàng đêm.
Nhằm tăng cường công tác quảng bá, phát triển thị trường cho các sản phẩm OCOP của tỉnh, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang phối hợp Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới (NTM) tỉnh tổ chức các phiên chợ đưa sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) về vùng biên giới, dân tộc, tạo điều kiện để các chủ thể tiếp cận nguồn khách hàng địa phương.
Năm 2025, An Giang tiếp tục hướng tới mục tiêu phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững và tăng trưởng hợp lý. Tỉnh tập trung phát triển sản xuất hàng hóa lớn, tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân.
Năm 2024, với sự đoàn kết, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự năng động, linh hoạt của chính quyền các cấp nên công tác xây dựng Đảng và công tác dân vận, tình hình kinh tế - xã hội (KTXH), quốc phòng - an ninh của huyện An Phú tiếp tục chuyển biến tích cực trên hầu hết các lĩnh vực.
Ngày 24/12, Huyện đoàn Tri Tôn huy động 100 đoàn viên, thanh niên, cán bộ, công nhân viên chức các xã, thị trấn và cán bộ dân quân trực thuộc Ban Chỉ huy Quân sự huyện ra quân vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, chặt mé cây xanh che khuất tầm nhìn, thu gom rác thải.
Vụ bưởi Tết là thời điểm quan trọng nhất trong năm đối với người trồng bưởi. Đây là dịp để họ thu hoạch thành quả sau 1 năm chăm sóc vất vả và là cơ hội để tăng thêm thu nhập cho gia đình.
Nhằm tạo ra nông sản có chất lượng, tăng sức cạnh tranh, ngành chức năng huyện Tri Tôn đã tích cực hỗ trợ nông dân đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Nhiều mô hình có giá trị kinh tế cao được nông dân triển khai, nhân rộng. Qua đó, góp phần tăng năng suất và nâng cao giá trị kinh tế các sản phẩm, tạo động lực thực hiện mục tiêu giảm nghèo và phát triển bền vững.
Những ngày cuối năm, nông dân trồng lúa, nếp huyện Phú Tân phấn khởi thu hoạch dứt điểm vụ thu đông, tổng diện tích hơn 12.500ha. Theo thống kê của ngành chuyên môn, thời tiết năm nay gặp nhiều bất lợi, sau nhiều nỗ lực, kết quả cuối vụ của nông dân tương đối ổn định. Năng suất lúa, nếp đạt 5,85 tấn/ha, giá bán được thu mua cao hơn so cùng kỳ từ 500 - 700 đồng/kg. Ước tính bình quân lợi nhuận, nếu sản xuất trên đất nhà, nông dân có lời từ 15 - 20 triệu đồng/ha, còn trồng lúa trên đất thuê thì có lời từ 10 - 13 triệu đồng/ha.
Ngày 23/12, Hội Nữ doanh nhân An Giang tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần IV, nhiệm kỳ 2022 - 2027 tổng kết hoạt động năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Tri Tôn đã nỗ lực huy động nhiều nguồn lực để thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí xây dựng NTM. Đến nay, diện mạo của huyện có nhiều đổi mới, làm tiền đề hướng đến mục tiêu xây dựng huyện đạt chuẩn NTM vào năm 2030.
Huyện Thoại Sơn xác định thực hiện hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là tạo sức bật phát triển nông nghiệp, nông dân, thúc đẩy kinh tế nông thôn, góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
“Phiên chợ quảng bá sản phẩm OCOP đến vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh An Giang” tại huyện Thoại Sơn thật sự là cầu nối giúp các chủ thể OCOP tiếp cận người tiêu dùng địa phương.